Tin tức bảo hộ lao động Hà Nội
  • Tin tức

Hiện trạng ngành dệt may trước hội nhập TPP

12/10/2015

 
Picture
Trước ngưỡng cửa hội nhập TPP mà nhu cầu tại nhiều thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành dệt may VN hiện đang suy giảm và đồng USD lại tăng giá mạnh khiến cho tăng trưởng không được như mong đợi.




Cụ thể.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước từ đầu năm 2015 đến nay chỉ đạt khoảng 12 tỉ USD, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), đây là mức tăng thấp nhất trong 3 năm qua (cùng kỳ năm ngoái tăng 19%). Đáng lưu ý, tỉ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp (DN) Việt ngày càng lép vế trước khối DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Đôi lời về Thiên Bằng: Chúng tôi là công ty chuyên cung cấp đồ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, giày bảo hộ, mũ bảo hộ.


Fanpage xưởng may quần áo bảo hộ: https://www.facebook.com/XuongMayQuanAoBaoHo




Nhà máy ngoại liên tục mọc lên

Theo Vitas, từ đầu năm đến nay, số lượng nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào ngành dệt may không ngừng tăng nhằm đón đầu các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam được nhận định sẽ hưởng lợi do thuế suất giảm dần về 0%: Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP); FTA Việt Nam với EU, Hàn Quốc; Liên minh kinh tế Á - Âu...

Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy trong nửa đầu năm 2015, phần lớn các dự án FDI có vốn lớn đều đổ vào dệt may. Đơn cử, nhà máy sản xuất và gia công các loại sợi của Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai có tổng vốn 660 triệu USD; dự án của Công ty TNHH Worldon Việt Nam có tổng vốn 300 triệu USD, xây nhà máy sản xuất các sản phẩm may mặc cao cấp tại TP HCM; dự án nhà máy sợi, vải màu Lu Thai Việt Nam có vốn hơn 160 triệu USD tại Tây Ninh. Cuối tháng 6, tỉnh Bình Dương cũng đã cấp phép dự án Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam có vốn đầu tư 274 triệu USD để xây nhà máy sản xuất xơ, sợi tổng hợp, dệt kim...

Dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch đạt 24 tỉ USD trong năm 2014 và mục tiêu năm 2015 là 27-27,5 tỉ USD. Có điều, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của DN trong nước ngày càng teo tóp, còn DN FDI không ngừng phình to. Theo thống kê của Vitas, trong số 12 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm đến nay, khối DN trong nước chỉ chiếm 27,5%, còn công lớn thuộc về khối FDI.

Đơn hàng nhỏ lẻ, giá không tăng

Ngay từ đầu năm, ngành dệt may đã gặp khó khi lượng đơn hàng không như kỳ vọng, các thị trường truyền thống từ EU, Nhật... đều giảm. Ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Vitas, cho biết đến quý III, dù vẫn có nhưng không nhiều đơn hàng “hấp dẫn”, chủ yếu nhỏ lẻ nên DN không có sự lựa chọn. Dù thị trường Mỹ hồi phục tốt nhưng không thể bù đắp nhu cầu suy giảm từ EU, Nhật.

“Vấn đề này rất đáng lo bởi sức cạnh tranh của DN trong nước kém, đơn giá xuất khẩu không tăng nhưng hàng loạt chi phí đầu vào lại tăng. Khối FDI không ngừng đổ vốn vào Việt Nam để chờ hưởng lợi từ TPP, cạnh tranh trực tiếp với DN trong nước không chỉ về nguồn nhân lực...” - ông Hồng lo lắng.

Theo ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Garmex Sài Gòn, ngoài yếu tố do kinh tế của Nhật, EU suy thoái, việc đồng USD tăng giá mạnh đã tác động lớn đến hàng hóa của Việt Nam xuất qua các thị trường này. Hiện đơn giá xuất khẩu dệt may qua Nhật, EU đều tính bằng USD nhưng gần đây USD tăng giá rất mạnh buộc các nước phải phá giá đồng tiền. “Vô hình trung, hàng dệt may Việt Nam xuất qua EU, Nhật khi đến tay người tiêu dùng giá bị đội lên nên họ hạn chế mua sắm” - ông Hùng dẫn chứng.

“Tình hình khó khăn với ngành dệt may còn kéo dài qua năm sau và phụ thuộc vào yếu tố Hy Lạp (liên quan trực tiếp tới thị trường EU). Ngay từ giữa năm ngoái, Garmex đã họp bàn và dự báo các thị trường EU, Nhật có thể gặp khó khăn, đồng thời tìm cách đẩy mạnh hàng sang thị trường Mỹ khi kinh tế nước này có dấu hiệu phục hồi” - vị lãnh đạo Garmex nói thêm.

Chính sách điều chỉnh tỉ giá theo hướng thả nổi, phá giá mạnh của Nhật, EU những tháng qua còn khiến giá nguyên liệu, máy móc khi DN Việt nhập về tăng cao. Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), lấy ví dụ: Tập đoàn vừa đặt mua máy của Nhật, nếu năm rồi tỉ giá chỉ 103-104 yen/USD thì mới đây giá lên tới 123 yen/USD hoặc đầu năm nay ký hợp đồng giá 110 yen/USD nay lên 122 yen/USD, nghĩa là Nhật phá giá tới 20%. “Giá đắt hơn 20% làm hàng hóa đến các thị trường này tăng cao nên việc bảo đảm mục tiêu xuất khẩu sang các nước này sẽ rất khó khăn” - ông Trường nói.

Liệu rằng doanh nghiệp dệt may có hưởng lợi nhiều nhất từ TPP không

12/10/2015

 
Picture
Nhiều người cho rằng sau khi hội nhập TPP thì ngành dệt may VN sẽ được hưởng lợi nhiều. Tuy nhiên, trước thực trạng mà nguyên phụ liệu phải nhập khẩu tới 42% từ Trung Quốc như hiện nay thì có thể sẽ không được hưởng lợi nhiều như mọi người vẫn nghĩ.




Dệt may hẳn là ngành được quan tâm nhiều nhất trong TPP, khi mà 12 nước thành viên đã đồng ý dành chương riêng cho ngành công nghiệp vốn được đánh giá là có vai trò rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thị trường của các nước TPP.

Đôi lời về Thiên Bằng: Chúng tôi là công ty chuyên cung cấp đồ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, giày bảo hộ, mũ bảo hộ.


Fanpage xưởng may quần áo bảo hộ: https://www.facebook.com/XuongMayQuanAoBaoHo




Sản lượng xuất khẩu có thể tăng 21%?

Theo thông báo từ Bộ Công Thương, dệt may sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định được ký kết và có hiệu lực. Tuy nhiên, thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn, song những mặt hàng này chưa được tiết lộ cụ thể.

TPP cũng đặt ra ra yêu cầu cụ thể về quy tắc xuất xứ, tức là các DN phải sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP, nhằm thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư vào lĩnh vực này.

Để hỗ trợ cho các nước trong TPP đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ, các thành viên cũng đưa ra cơ chế về “nguồn cung thiếu hụt”, cho phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực.

Đặc biệt, chương Dệt may còn đưa ra những cam kết về hợp tác và thực thi hải quan nhằm ngăn chặn việc trốn thuế, buôn lậu và gian lận. Đồng thời, các DN dệt may cũng có những cơ chế để tự vệ thương mại, tránh những nguy cơ bị thiệt hại trong trường hợp có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu.

Một chương riêng về quy tắc xuất xứ cũng được đưa ra, trong đó thống nhất một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định hàng hóa “có xuất xứ” và được hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP.

Đồng thời, quy định về “cộng gộp”, cho phép sử dụng nguyên liệu của một trong những thành viên của TPP. Theo đó, các nhà xuất khẩu chỉ cần chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa thì sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan.

Các nước tham gia TPP là đối tác xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản. Có đến 40% giá trị hàng hóa của Việt Nam được xuất sang 11 nước trong TPP, trong đó những mặt hàng quần áo, dệt may và day giày chiếm đến 31% tổng giá trị.

Theo dự báo của World Bank, sản lượng dệt may có thể tăng 21% và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ có thể đạt kỷ lục 90% vào năm 2020. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành có thể ở mức 41%, tương ứng với giá trị xuất khẩu tăng thêm 11,5 tỷ USD đến năm 2020.

Trao đổi riêng với chúng tôi, bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho rằng ngành dệt may đang có nhiều lợi thế để đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ. Vì hiện nay ngành sợi của Việt Nam đã phát triển và có khả năng đáp ứng khi dệt có nhu cầu.

Tính bài toán đầu tư nguyên phụ liệu

“Hiện sản phẩm dệt của Việt Nam sản xuất ra, xuất khẩu tới 70% và chỉ sử dụng cho nội địa 30%. Nên khi có TPP nhu cầu cao hơn, thì sợi sẽ làm bài toán chuyển dịch sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường, giờ họ đã sẵn nong sẵn né nên sẽ chuyển dịch nhanh” - Bà Dung đánh giá.

Nhưng theo đánh giá của Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), để đáp ứng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, bắt buộc các DN phải sử dụng nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước trong TPP để được hưởng thuế suất ưu đãi.

Hiện có tới hơn 70% nguyên phụ liệu sản xuất dệt may được nhập từ nước ngoài. Trong đó, nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc chiếm tới 42% theo số liệu của Vitas, còn lại ngành dệt may nhập nguyên liệu từ Hàn Quốc, ASEAN, Đài Loan… Đây được xem là một thách thức cho ngành để có thể khai thác lợi thế và tận dụng ưu đãi thuế từ TPP.

Trong khi các dự án sản xuất nguyên liệu đầu vào như sợi, dệt, nhuộm vải cần nhiều vốn và liên quan đến vấn đề môi trường, trong khi các DN dệt may Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ, vốn ít nên việc đầu tư các dự án cung ứng nguyên liệu không được quan tâm.

Do đó, chỉ một số ít các DN quy mô lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước mà đứng đầu là Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) có các dự án nhằm đón đầu hiệp định TPP. Năm 2015, Vinatex đưa ra kế hoạch triển khai 51 dự án mới, chủ yếu về sợi, dệt, nhuộm nhằm cung cấp nguyên liệu.

Theo đánh giá của bà Dung, rất khó để có đủ nguồn lực cho đầu tư nguyên phụ liệu của ngành dệt may. Bởi đây là những ngành đòi hỏi vốn lớn, trong khi những vấn đề về đất đai, môi trường, công nghệ, quản lý… đang là những nút thắt để ngành nâng cao sức cạnh tranh.

“Việt Nam mình khó hơn các nước về quản lý, vốn nhưng vấn đề là để có kinh nghiệm cạnh tranh với các nước như Trung Quốc, khi mà họ đã đi trước ta trong dệt nhuộm, các nhà máy của họ đã gần như khấu hao và giờ họ chỉ đổi mới, thì trong đầu tư nguyên phụ liệu, DN của ta phải tính, chứ không làm ào ào”, bà Dung khuyến nghị.

Trong bối cảnh DN nội không đủ nguồn lực để đầu tư nguyên phụ liệu, BSC nhận định, dòng vốn FDI đầu tư vào ngành dệt may tăng mạnh do hiệu ứng TPP. Từ năm 2014 đã có nhiều dự án FDI được rót vào dệt may, chủ yếu đến từ các nhà đầu tư Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong.

Tính đến giữa năm 2015, ngành dệt đóng góp 4,18 tỷ USD trong thu hút FDI, chiếm 76,2% trong tổng vốn. Với cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào đang có sự thay đổi lớn, sẽ giúp chuyển dịch nguồn cung sang các nước trong TPP, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan.

Tuy nhiên, những lợi thế của TPP đang được nhận định là mang lại lợi ích cho những nhà đầu tư về dệt, nhuộm, khi đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam với các dự án lớn để đón đầu cơ hội giảm thuế từ TPP.

Đồng thời, ngay cả khi không được hưởng ưu đãi thuế suất 0%, một số doanh nghiệp dệt may cũng sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ việc gia tăng các đơn hàng của các doanh nghiệp nước ngoài để gia công.

Nếu dệt may không tìm đối sách đầu tư thì lợi ích sẽ vào tay doanh nghiệp FDI

12/10/2015

 
Picture
Gia tăng xuất khẩu, thu hút được nhiều vốn FDI... được xem là những cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam khi hội nhập. Song, nếu doanh nghiệp không tìm đối sách đầu tư thì lợi ích các hiệp định tự do sẽ chủ yếu mang lại cho doanh nghiệp FDI.




Thua doanh nghiệp FDI

Thông tin tại buổi tọa đàm “Dệt may cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập” tổ chức mới đây, các chuyên gia đều cho rằng: việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), dệt may là ngành hưởng lợi nhiều nhất.

Cơ hội đầu tiên được giới chuyên gia cũng như doanh nghiệp nhìn nhận là sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Ví dụ như với FTA Việt Nam- EU, xuất khẩu sang EU sẽ tăng 50% trong năm đầu tiên thực hiện hiệp định và những năm tiếp theo thụ hưởng thêm 20%.

Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam có cơ hội thu hút được nguồn vốn FDI nhiều hơn vào đầu tư phát triển nguyên phụ liệu để hạn chế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Đôi lời về Thiên Bằng: Chúng tôi là công ty chuyên cung cấp đồ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, giày bảo hộ, mũ bảo hộ.


Fanpage xưởng may quần áo bảo hộ: https://www.facebook.com/XuongMayQuanAoBaoHo




Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cơ hội này bắt buộc doanh nghiệp Việt Nam phải cải cách, tự tái cấu trúc để có thể hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh trong nước. “Nếu không thay đổi, dù cơ hội xuất khẩu lớn nhưng đến một lúc nào đó tỷ trọng đầu tư của FDI vào những ngành này lớn lên thì doanh nghiệp sẽ khó cạnh tranh”, ông Hà nói.

Đồng tình với quan điểm này, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nhìn nhận, xuất khẩu dệt may 9 tháng đầu năm 2015 đạt 20 tỷ USD, trong khi nhập khẩu chỉ 12,3 tỷ USD. Như vậy, ngành dệt may đạt thặng dư gần 8 tỷ USD.

Hơn nữa, việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt may đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chứng tỏ sự quan trọng của ngành dệt may trong thời gian tới.

Tuy nhiên, ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng kèm theo đó là rất nhiều thách thức. Ông Giang cho biết, xuất khẩu trong 9 tháng tăng trên 10% nhưng tỷ trọng của doanh nghiệp dệt may trong nước càng ngày càng thu hẹp, khoảng cách với doanh nghiệp FDI.

Tính toán của VITAS cho thấy, trong 27,5 tỷ USD xuất khẩu có đến 67% tỷ trọng thuộc về doanh nghiệp FDI. “Với đà này, nếu doanh nghiệp không tìm đối sách đầu tư thì lợi ích các FTA sẽ chủ yếu mang lại cho doanh nghiệp FDI. Đây là thách thức vô cùng lớn”, ông Giang chia sẻ.

Theo phân tích của ông Giang, do doanh nghiệp FDI có công nghệ dệt may phát triển hàng trăm năm, có sự hỗ trợ từ Chính phủ, Nhà nước về vốn, công nghệ, chưa kể đến họ quản trị doanh nghiệp tốt. Do vậy, khi họ dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

Xem lại cách xúc tiến

Câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp cũng như giới chuyên gia đặt ra là “những thách thức này ai sẽ tháo gỡ”. Theo ông Trần Bắc Hà, để một ngành phát triển phải có cả điều kiện cần và đủ. Chính phủ cần giải quyết phát triển thể chế đồng bộ, trong đó có giải pháp cho ngành dệt may, có chính sách ưu đãi hỗ trợ.

Ông Hà dẫn chứng: “Để phát triển công nghiệp nhẹ, Đài Loan có ưu đãi rõ ràng về thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu… Nếu cứ bình đẳng thì DN trong nước khó có thể đọ được”.

Điều được vị Chủ tịch BIDV nhấn mạnh là phải quan tâm đến vùng nguyên liệu bởi để tìm 1.000ha trong 5 năm tới là không tìm được. “Bộ Công Thương phải báo cáo ngay với Chính phủ và làm việc với các tỉnh để quy hoạch quỹ đất, ưu tiên cấp cho nhà đầu tư có năng lực của Việt Nam”, ông Hà đề xuất.

Đáng chú ý, việc ký kết các FTA là cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng dệt may Việt Nam nhưng Việt Nam cần phải tổ chức xúc tiến thương mại tốt hơn nữa.

Vị chủ tịch của BIDV rất “tâm trạng” khi nhắc tới vấn đề xúc tiến thị trường, xúc tiến thương mại và cho rằng phải xem lại cách tiếp cận thị trường.

Ông Trần Bắc Hà kể, trong chuyến thăm CH Séc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, BIDV được giao nhiệm vụ tổ chức diễn đàn “Hợp tác kinh tế - du lịch Việt Nam tại Séc”. Thật bất ngờ khi có người nhận xét, 10 năm nay chưa có diễn đàn nào đông đảo như vậy. Tuy nhiên, đến khi kết nối, lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam “vắng” hết, chỉ còn mấy nhân viên đi kết nối. Kỳ lạ!

"Mục đích của chuyến đi là kết nối, tìm kiếm khách hàng thì doanh nghiệp đã biến thành cuộc đi chơi. Phải xác định rằng, dù là tiền của ai (doanh nghiệp hay Nhà nước) thì cũng phải xác định là tiền của đất nước này. Tôi cho rằng, cần phải rà soát lại cách xúc tiến. Đi xúc tiến về mà ít người kể lể chuyện làm ăn, chỉ khoe hàng hiệu”, ông Hà nói.

Hội nghị ban chấp hành lần thứ 9 khóa IV của hiệp hội dệt may VN

12/10/2015

 
Picture
Sáng ngày 24/3/2015, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 9 khóa IV và vinh dự đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa và nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu, đại diện lãnh đạo Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương, lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), Hiệp hội Dệt May Việt Nam cùng gần 100 lãnh đạo các doanh nghiệp hội viên tại Tổng Công ty May Hòa Thọ (Đà Nẵng).




Tại Hội nghị các doanh nghiệp đã nghe báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành dệt may,  Hiệp hội năm 2014 và 3 tháng đầu năm 2015, kế hoạch năm 2015. Đặc biệt các doanh nghiệp đã được thông tin về tình hình thị trường dệt may hiện nay, Định hướng đầu tư vào dệt nhuộm, Những điều cần lưu ý về tình hình đàm phán các hiệp định TPP, FTA và các hiệp định thương mại khác.

Sau nhiều năm chịu tác động nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế của nhiều nước, kinh tế nước ta đã bước dần hồi phục và có những bước phát triển nhất định nên tình hình Ngành dệt May Việt Nam 2014, triển vọng 2015 của VITAS qua báo cáo cho thấy: Năm 2014, hàng dệt may Việt Nam tăng trưởng tốt ở nhiều thị trường chính như Hoa Kỳ (chiếm 47% thị phần); EU (chiếm 16,2% thị phần); Hàn Quốc (hơn 10% thị phần) và giữ mức tăng trưởng ổn định tại thị trường Nhật Bản (12,5% thị phần). Nếu tính tổng gộp cả XK dệt may và xơ sợi, vải không dệt và NPL dệt may thì tổng KNXK dệt may toàn ngành năm 2014 đạt 24.692 tỷ USD, tăng 17,07% so với 2013.

Về thị trường chính Việt Nam đã vươn lên là nhà cung cấp dệt may lớn thứ hai về lượng và trị giá vào Nhật Bản. Trong Top 9 các nhà cung cấp hàng dệt may lớn vào Nhật Bản, Việt Nam là nhà cung cấp đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng 9,77% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013, đạt trên 2,6 tỷ USD. So với các nhiệm kỳ trước, ngành Dệt May Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ về kết cấu sản phẩm, sự tăng trưởng của Dệt May Việt Nam luôn đạt từ 18 – 20%/năm.

Năm 2015, trên 99% dòng thuế của ASEAN 6 là 0% theo ATIGA (Hiệp định cho phép hàng hóa lưu chuyển tự do trong ASEAN). Nếu vận dụng tốt thuế nhập khẩu ưu đãi trong thương mại với các nước AEC, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của mình. Dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm 2015, có thể đạt 2,9 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2014.

Trong năm 2015, kỳ vọng khi FTA giữa Việt Nam – EU được thực thi, tăng trưởng XK dệt may của Việt Nam sang EU sẽ khởi sắc và duy trì được đà tăng trưởng ở mức trên 4 tỷ USD kể từ khi ưu đãi về thuế GSP.

Tổng Giám đốc Vinatex, Phó Chủ tịch Hiệp hội, ông Lê Tiến Trường cũng đã thông tin đến các đại biểu về tiến độ và những kết quả đàm phán TPP để các Doanh nghiệp hiểu được những khó khăn và thuận lợi khi hiệp định được ký kết, phát huy tối đa những cơ hội và giảm thiểu những rủi ro của Doanh nghiệp khi vận dụng các hiệp định song phương và đa phương

Ngoài ra, các đại biểu đã được nghe các Chi hội chia sẻ kinh nghiệp hoạt động của Doanh nghiệp cũng như kiến nghị về hoạt động của Vitas cụ thể và thiết thực, mang lại nhiều thông tin cần thiết cho các Doanh nghiệp, có thể liên kết để giới thiệu các sản phẩm của nhau khi tham gia các chương trình xúc tiến




Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa chúc mừng VITAS vinh dự được nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ và cho rằng, trong thời gian tới vai trò của Hiệp hội cần phải đẩy mạnh công tác hoạt động, tìm hiểu thông tin, tạo kênh liên kết, đào tạo cho các thành viên, kết nối với các cơ quan quản lý Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp vì lợi ích của các doanh nghiệp để lôi cuốn các doanh nghiệp tham hoạt động tạo sức mạnh phát triển ngành dệt may Việt Nam vươn mạnh ra thị trường quốc

Trong chiến lược phát triển ngành giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo, quan điểm của ngành là tạo nhiều việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, cần ưu tiên phát triển theo hướng đẩy nhanh việc hiện đại hóa¸ đảm bảo tăng trưởng; Mục tiêu của chiến lược là phát triển dệt may thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn và xuất khẩu, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc khu vực và quốc tế.

Để thực hiện được mục tiêu này, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS cho rằng: Vitas sẽ tăng cường quản lý doanh nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả và thu hút thêm nguồn lực từ bên ngoài nhất là các Doanh nghiệp FDI cùng tham gia để nâng cao kỹ năng quả lý cũng như kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp; đa dạng hóa thị trường, hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường nguyên phụ liệu nhập khẩu; đầu tư các vùng nguyên liệu tập trung, gần các khu công nghiệp sản xuất sợi-dệt-nhuộm; thực hiện tốt chuỗi liên kết giữa các đơn vị trong Hiệp hội để nâng cao giá trị gia tăng hàng dệt- may Việt Nam, hợp tác chống bán phá giá…

 Bên cạnh đó Hiệp hội tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo trong khuôn khổ dự án CBI, tiếp tục phối hợp với Bộ METI (Nhật), KOFOTI (Hàn Quốc), Bộ Công Thương và Vinatex cho các chương trình đào tạo về dệt nhuộm, thiết kế... Tìm kiếm thông tin về đào tạo từ các nguồn khác cho doanh nghiệp. Đặc biệt là sẽ tham khảo để sửa đổi các điều lệ hoạt động của Hiệp hội cho phù hợp với tình hình phát triển mới hiện nay. Cùng với đó sẽ tham vấn pháp luật, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp, tích cực tham gia và phối hợp với các bộ, ban ngành VCCI trong việc đề xuất, đóng góp các ý kiến với nhà nước liên quan đến chế độ, chính sách, cơ chế đối với hoạt động của ngành và người lao động.

Đồng thời VITAS sẽ phối hợp với Bộ Công Thương gửi thông tin và tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét chọn Doanh nghiệp Xuất khẩu uy tín năm 2014, phối hợp với VCCI đề cử đại diện tham gia chương trình tôn vinh Nữ doanh nhân tiêu biểu năm 2014 và hoàn thiện chương trình tổng kết thi đua khen thưởng năm 2014 cho các doanh nghiệp hội viên, xem xét đánh giá các doanh nghiệp đủ điều kiện để trình Bộ Công Thương xét tặng các phần thưởng Cờ thi đua và Bằng khen của Bộ và Chính phủ.

Đôi lời về Thiên Bằng: Chúng tôi là công ty chuyên cung cấp đồ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, giày bảo hộ, mũ bảo hộ.



Fanpage xưởng may quần áo bảo hộ: https://www.facebook.com/XuongMayQuanAoBaoHo

Thi thể các nạn nhân vụ cháy xưởng may về tới Hà Nội ngày 23.09

10/10/2015

 
Picture
Theo thông tin từ đại sứ quán VN và cộng đồng người Việt tại Nga thì họ đã hoàn tất toàn bộ thủ tục, giấy tờ để chuyển 9 thi hài và 5 di hài của các công nhân may bị thiệt mạng trong vụ cháy xưởng may ở Nga về nước. Dự kiến, đến 23.09 sẽ về tới Hà Nội.








Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Nga thông báo như vậy cho các địa phương và gia đình các nạn nhân để phối hợp tổ chức lễ đón thi hài - di hài đưa về an táng tại quê nhà.

Chuyến bay chở các thi hài - di hài nói trên mang số hiệu VN194, thuộc Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), dự kiến rời thành phố Mátxcơva - Nga vào 20 giờ thứ bảy, ngày 22.9 và sẽ đến Hà Nội vào lúc 7 giờ 45 phút chủ nhật, ngày 23.9.

Đại sứ quán Việt Nam đã cử hai nhân viên về cùng chuyến bay để bàn giao thi hài - di hài, tiền hỗ trợ và các hồ sơ, giấy tờ liên quan cho thân nhân người bị nạn.

Các nạn nhân nói trên thiệt mạng trong vụ cháy xưởng may chiều 11.9 vừa qua tại thành phố Egorevsk thuộc ngoại ô Mátxcơva.

Hỏa hoạn tại xưởng giày Pou Yuen khiến cho hàng ngàn công nhân ngưng việc

10/10/2015

 
Picture
Một trận hỏa hoạn kéo dài 5 tiếng đồng hồ tại xưởng giày Pou Yuen vào sáng 21.08 đã thiêu rụi nhà xưởng khoảng 4000m2 này. Hậu quả là khiến cho khoảng 5000 công nhân làm việc tại đây bị gián đoạn không biết đến khi nào. Nguyên nhân đang được cơ quan chức năng làm rõ.





Báo Dân Trí gọi đám cháy là "giặc lửa" đã gây cuồng nộ khi tấn công công ty Pou Yuen. Đây là một trong những công ty giày da ngoại quốc lớn nhất, nhì Việt Nam từ lâu đời, tọa lạc tại khu kỹ nghệ Tân Tạo thuộc quận Bình Tân, Sài Gòn. Một lực lượng cứu hỏa lên đến 840 người, cùng với 70 xe vòi rồng đã được điều động đến ứng phó với "giặc lửa." Tuy nhiên, phải mất đến 4 tiếng đồng hồ sau kể từ khi "đội quận chữa cháy" có mặt, tức từ 4 giờ 40 đến 8 giờ 40 sáng ngày nói trên, ngọn lửa mới bị dập tắt hoàn toàn.

Tính ra, gần 10% diện tích cơ xưởng Pou Yuen, ở các tầng 4, 5 và 6 bị thiêu rụi hoàn toàn. Vật liệu sản xuất bao gồm hóa chất, dung môi, nguyên liệu và máy móc, kể cả một số lượng giày thành phẩm bị cháy thành tro.

Theo báo Dân Trí, lực lượng ứng phó bao gồm 540 lính cứu hỏa của 16 đơn vị, cùng với 300 đội viên chữa cháy địa phương vẫn không sớm ngăn chặn được ngọn lửa. Người ta còn tận dụng hầu như tất cả các xe chữa cháy tối tân nhất mà Việt Nam đang có, cũng không làm gì được.

Hàng ngàn công nhân bị gián đoạn công việc vì hỏa hoạn. (Hình: báo Dân Trí)

Khoảng 10 giờ sáng 21 tháng 8, Phó Giám đốc Sở cứu hỏa Sài Gòn - ông Lê Tấn Bửu lên tiếng phân trần, rằng đã nhận được tin báo cháy của Công ty Pou Yuen quá trễ. Khi ngọn lửa lan rộng, vượt khỏi tầm kiểm soát, lực lượng chữa cháy địa phương mới gọi điện thoại cầu cứu Sở cứu hỏa Sài Gòn. Ngọn lửa đã hoành hành trước đó 15 phút đồng hồ, trước khi đội cứu hỏa chuyên nghiệp đến nơi.

Theo cuộc điều tra sơ khởi, điện chạm được coi là nguyên nhân gây hỏa hoạn. Trị giá vật chất tổn thất trong vụ cháy chưa được xác định. Rất may, không có người thuơng vong trong vụ này, ngoài một số nhân viên cứu hỏa bị trầy xướt nhẹ và nhiễm khói độc.

Theo VNExpress, Pou Yuen Việt Nam là Công ty vốn 100% ngoại quốc, chuyên sản xuất giày thể thao xuất cảng, hiện có 10,000 người thợ. Cách nay ba tháng, một vụ hỏa hoạn cũng đã xảy ra tại xưởng đóng đế giày nhưng được dập tắt kịp thời.

Xưởng may ở thủ đô Moscow của Nga cháy khiến 4 người VN thiệt mạng

10/10/2015

 
Picture
Theo báo người lao động online đưa tin thì mới đây, tại một xưởng may của người Việt ở gần khu chợ Cherkizovo ở thủ đô Moscow - Nga (người Việt Nam quen gọi là Chợ Vòm) đã xảy ra hỏa hoạn vào ngày 07.04 khiến cho 04 người Việt Nam và 2 người Nga thiệt mạng.





Theo TTXVN, Ban công tác cộng đồng trực thuộc Đại sứ quán VN tại Nga đã cử đại diện đến hiện trường để gặp đại diện các cơ quan hữu quan Nga và tìm cách hỗ trợ bà con người Việt khắc phục hậu quả.

Bị dọa giết sau khi nộp đơn kiện chủ xưởng may bị sập ở Bangladesh

10/10/2015

 
Picture
Theo báo tuổi trẻ online có đưa tin, một người đàn ông ở Bangladesh có nộp đơn kiện của chủ công ty thời trang Tazreen vì chị gái của anh bị thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn xảy ra tại xưởng may của công ty này cho biết, hiện anh đang lo sợ cho tính mạng của mình, bởi sau hành động đó đã có người đe dọa và nói sẽ tìm ra và giết anh ta.




Tháng trước, Motiqul Islam Matin (22 tuổi) đã nộp đơn kiện chủ Công ty thời trang Tazreen lên tòa án sau khi chị gái anh thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn tại xưởng may của công ty này. Sau khi nhận được đơn kiện, tòa án đã ra lệnh cho cảnh sát tiến hành điều tra các khiếu nại đối với chủ công ty may. Tuy nhiên, Matin cho biết sau khi cảnh sát tiến hành điều tra, anh bắt đầu nhận được những cuộc gọi đe dọa nặc danh và buộc phải bỏ trốn.




“Họ (người gọi điện thoại) hỏi ai là người đã cho tôi can đảm để nộp đơn khiếu nại. Họ sẽ tìm ra nơi ở của tôi và giết tôi - Matin nói với AFP qua điện thoại - Họ cũng nói sẽ tìm ra tôi ngay cả khi tôi quay về làng của mình”.

Trong khi đó, trả lời trường hợp Matin bị đe dọa, cảnh sát trưởng Badrul Alam tại khu công nghiệp Ashulia, nơi có trụ sở Công ty Tazreen, cho biết Matin không hề nộp bất cứ khiếu nại nào về việc này.

Mặc dù tháng 12-2012 Chính phủ Bangladesh đã tiến hành điều tra và cáo buộc tội giết người do “thiếu trách nhiệm” đối với chủ xưởng may trong vụ cháy này, nhưng đến nay vẫn chưa có bất cứ phán quyết nào được đưa ra. Đám cháy tại nhà máy Tazreen - cơ sở chuyên cung cấp quần áo cho các nhà bán lẻ toàn cầu như Walmart của Mỹ, C&A của Hà Lan - vào ngày 25-11-2012 là một trong những thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất ở Bangladesh.

Chủ của Tazreen là ông Delwar Hossain đã bị tòa án cấm rời khỏi đất nước.

Matin đã bỏ việc để tìm kiếm thi thể người chị gái 30 tuổi của mình do thi thể của người phụ nữ xấu số không được tìm thấy. “Tôi đã nói chuyện với chị lúc xảy ra vụ cháy. Chị ấy đã khóc vì không thể thoát thân được do cửa xưởng may bị khóa trái”, Matin kể.

Xưởng may ở thị trấn Ivanchevka của Nga cháy khiến 5 người thiệt mạng

10/10/2015

 
Picture
Khoảng 5 giờ sáng 10-3, hỏa hoạn đã xảy ra tại một xưởng may của người Việt ở thị trấn Ivanchevka thuộc ngoại ô Mátxcơva.




Tin đầu tiên chưa được kiểm chứng cho biết có 5 người Việt thiệt mạng và chủ xưởng may tên là Vinh.

Xưởng may trên đây cách thủ đô Nga khoảng 80km về phía Đông Bắc.




Hiện nay, Ban công tác cộng đồng trực thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã cử đại diện tới hiện trường để điều tra tình hình tại chỗ và giúp khắc phục hậu quả vụ hỏa hoạn.

Khoảng 5 giờ sáng 10-3, hỏa hoạn đã xảy ra tại một xưởng may của người Việt ở thị trấn Ivanchevka thuộc ngoại ô Mátxcơva.

Các lực lượng chức năng Nga cũng đã khẩn trương có mặt tại hiện trường cứu giúp và chuyển các thi thể nạn nhân rời khỏi hiện trường.

Ban công tác cộng đồng trực thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã cử đại diện tới hiện trường để điều tra tình hình tại chỗ và giúp khắc phục hậu quả vụ hỏa hoạn

Hướng đi nào giúp cho hầu hết các xưởng may nhỏ lẻ hiện nay

10/10/2015

 
Picture
Từ những vụ cháy xưởng may trong thời gian gần đây cho thấy, hầu hết các xưởng may này đều có quy mô nhỏ. Xưởng may vừa là nơi sản xuất, lại vừa là nhà ở, nguy cơ cháy nổ cao lại không có người quản lý.



Nông dân hai trong một

Các tỉnh, thành phố phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam... hiện có hơn 1.000 xưởng may nhỏ. Mỗi xưởng may nhỏ thu hút từ vài chục đến gần 200 công nhân, chủ yếu là nông dân. Lúc nông nhàn, với mức lương từ 1,6 triệu đến hơn 3 triệu đồng/tháng.

Xưởng may tư nhân được coi là quy củ nhất huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) là xưởng may chuyên gia công áo rét xuất khẩu Bình Lan do anh Nguyễn Tiến Bình làm chủ. Nằm giáp cánh đồng, xưởng này tạo việc làm thường xuyên cho 120 người dân trong vùng với mức thu nhập trung bình 3 triệu đồng/tháng. Chỉ mấy công nhân nhỏ đang mải mê nhặt chỉ áo, anh Bình nói: “Mấy em này đang học cấp 3, nghỉ hè làm thêm vài tháng các việc vặt cũng được hơn 1 triệu/tháng để lấy tiền mua sách vở năm học mới. Nhìn công nhân làm việc đông thế này thôi chứ vào ngày mùa phải cho họ nghỉ vài ngày để gặt, cấy giúp gia đình...”.

Nhà ở kiêm xưởng may rất nhỏ của chị Nguyễn Thị Hải (huyện Ninh Giang, Hải Dương) gia công cho 1 công ty ở Hải Phòng, thu hút gần 30 lao động trong xã với mức lương 2 - 2,2 triệu đồng/tháng. Chị Ca Thị Hồng (công nhân xưởng) nói: “Em đi làm công nhân may ở trong các khu công nghiệp rồi. Lương có thể cao hơn một chút nhưng chi phí thuê nhà trọ, sinh hoạt xa nhà thiếu thốn đủ thứ chiếm phần lớn lương, đâm ra vất vả mà chẳng dành dụm được gì. Em làm ở đây gần nhà, nghỉ trưa còn đạp xe về nhà ăn cơm, không phải thuê nhà trọ, rất thoải mái, tiết kiệm thời gian, tiền. Đến mùa vụ được nghỉ vài ngày giúp gia đình gặt, cấy”.

Nguy hiểm rình rập

Các xưởng may nhỏ len lỏi khắp làng quê miền Bắc hầu hết có vẻ “kiến trúc” giống hệt nhau. Đó là những ngôi nhà cấp 4, tường rất mỏng, lợp mái tôn màu đỏ hoặc xanh, rộng từ 40m2 đến gần 300m2. Bề ngoài thì bịt bùng kín mít, chỉ duy có cửa lớn để ra vào và cũng chỉ có một nhà vệ sinh khép kín trong xưởng. Trần nhà được cách nhiệt bằng các tấm xốp trắng, dưới sàn la liệt sản phẩm, vật liệu dễ cháy như vải, nilon, keo, giả da, xốp... Vì nhỏ hẹp nên các xưởng may này thường sử dụng “hai trong một”: vừa là nhà ở vừa là xưởng sản xuất.

Anh Lê Văn Hưng, phụ trách kĩ thuật xưởng may “hai trong một” Huyền Phong (xã Quỳnh Khê, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) cho biết, xưởng không có thiết bị chữa cháy và cũng chẳng thấy cơ quan chức năng kiểm tra. 25 công nhân làm ở đây không có bảo hiểm y tế hay bảo hiểm xã hội. Xưởng chính chỉ rộng cỡ 40m2 và không có cửa thoát hiểm.

Xưởng may nhà chị Nguyễn Thị Hải (xã Hồng Dụ, huyện Ninh Giang, Hải Dương) chỉ vỏn vẹn 96 m2 gồm cả khu vệ sinh lẫn nhà kho kiêm chức năng nhà ở khi công nhân về, không có phương tiện chữa cháy nào. Chị Hải nói: “Chồng tôi là thợ điện nên hệ thống điện làm cẩn thận lắm nên không lo chập điện gây cháy. Thi thoảng, cơ quan chức năng ở huyện và xã cũng đến kiểm tra an toàn lao động”.

Ông Phạm Ngọc Lập, Phó trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Ninh Giang (Hải Dương), cho biết không ai quản lý các xưởng nhỏ này. “Chúng tôi biết là nắm tình hình qua các nguồn tin khác bởi họ có đăng kí kinh doanh đâu. Chính quyền xã cũng chẳng báo cáo. Mà cũng không có chế tài xử phạt hay bắt các xưởng may nhỏ này báo cáo cả. Nhiều xưởng may nhỏ muốn mở rộng, xin thuê đất, chúng tôi cũng không biết giúp cách nào vì không có quy chế, quy định nào cả, muốn thuê phải lập dự án mà xưởng nhỏ bắt họ làm thế cũng quá sức”, ông nói.

Ông Nguyễn Trọng Nhưỡng, Chủ tịch huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đề nghị, nếu xã nào có nhiều xưởng may nhỏ thì nhà nước nên hỗ trợ cho xã dành ra 2 đến 3 ha làm hạ tầng đầy đủ, đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường rồi cho các xưởng này thuê với giá rẻ để quản lý nhằm tránh tự phát như hiện nay.

Hầu hết trẻ em đều bị đối xử tệ trong xưởng may ở TP.HCM

10/10/2015

 
Picture
Hơn 20 trẻ em bị đối xử tồi tệ trong xưởng may mà chính quyền địa phương không hề hay biết. Không chỉ thế, một số em còn bị chủ cơ sở may mắng chửi thậm tệ, thường xuyên. Một số em kể, có lần chứng kiến chủ cơ sở dùng ghế nhựa đánh vào lưng 1 em bị thương tích nhẹ.




Hàng chục đứa trẻ buộc phải làm việc ngày đêm, từ 15-16 tiếng, bị hạn chế ra ngoài. Đã có những em không chịu nổi cực khổ phải bỏ trốn.

Liên quan đến vụ “giải cứu 20 trẻ em lao động ở cơ sở may” như VietNamNet đã thông tin, ngày 13/11, lãnh đạo cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (C45) Bộ Công an cho hay: bước đầu 2 ông Nguyễn Văn T (SN 1976, ngụ tỉnh Thái Bình) và Hoàng Văn V (SN 1959, ngụ tỉnh Bắc Giang) – là 2 chủ cơ sở may ở hẻm số 91 đường Trần Tấn, KP.7, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM - đã thừa nhận hành vi vi phạm Bộ luật lao động, sử dụng lao động chưa đủ tuổi vị thành niên tại các cơ sở may của mình.

Sau khi giải cứu 21 lao động trẻ em (không phải 20 như thông tin ban đầu – P.V) gồm 9 nam và 12 nữ, các em đã khai báo chi tiết về công việc và khoảng thời gian sống tại 2 cơ sở may của ông T và ông V.

Được biết, 21 trẻ em, vị thành niên, tuổi từ 12 – 16 đều là người dân tộc, quê ở huyện Mường Áng, tỉnh Điện Biên, người làm lâu nhất tại 2 cơ sở may là hơn 2 năm, người mới cũng gần 4 tháng.


Theo tường trình của các em, tại 2 cơ sở may, các em phải làm việc từ 7h sáng đến tận 1 – 2h rạng sáng hôm sau. Trừ những khoảng thời gian nghỉ ngơi, ăn uống hiếm hơi; trung bình mỗi ngày các em phải làm từ 15 – 16 tiếng.

Làm việc ngày đêm như thế nhưng các em được trả mức lương rẻ bèo, 700 – 800 nghìn đồng/tháng/em. Điều oái oăm là tiền lương của các em bị các ông chủ giữ lại, chỉ 1- 2 năm mới trả 1 lần hoặc khi các em có nhu cầu về quê.

Không chỉ thế, một số em còn bị chủ cơ sở may mắng chửi thậm tệ, thường xuyên. Một số em kể, có lần chứng kiến chủ cơ sở dùng ghế nhựa đánh vào lưng 1 em bị thương tích nhẹ.

Lò Thị H (SN 1995, là người dân tộc) cho biết, em đã làm ở đây 2 năm nhưng chỉ được chủ cơ sở cho ra ngoài chơi 2 – 3 lần, Tết thì nhiều em không được về quê; nếu ra ngoài thì các em bị cấm, hạn chế trò chuyện với người lạ.

“Có một vài lần, bố mẹ gọi vào hỏi thăm, nhưng ông chủ không cho nghe điện thoại; nếu được nghe thì ông chủ dặn trước không được kể về cuộc sống, công việc ở xưởng may”

Những cuộc bỏ trốn và chi tiết cuộc giải cứu

Ngoài Lò Thị H còn có người em ruột là Lò Văn H (SN 1996), 3 đứa trẻ khác cũng có quan hệ họ hàng con cô cậu, chú bác gần với chị em Lò Thị H.

Cách đây hơn 2 năm, 5 chị em Lò Thị H bị người đàn chị Lò Thị K (đã làm ở cơ sở may nhiều năm) về quê dụ dỗ vào TP.HCM làm may với mức lương 16 triệu đồng/năm.

Tin thật, 5 chị em Lò Thị H xin gia đình theo K vào TP.HCM. Nhưng khi vào đến nơi, sự thật lại hoàn toàn khác. Khi đó 5 chị em đổi ý nhưng không có tiền về quê, kêu cứu về gia đình, nhưng cả nhà không có điều kiện giúp đỡ. 2 năm qua, 5 chị em đã phải làm việc cực khổ trong điều kiện thiếu thốn, ăn uống kham khổ…

Ấy vậy mà sau 2 năm, mẹ của Lò Thị H chỉ nhận được 17 triệu đồng tiền lương của con gái. Còn tiền công của cậu em trai và 3 người bà con thì gia đình không hề nhận được đồng nào.

Ngoài chiêu thức “người làm trước dụ dỗ người làm” sau như trường hợp 5 chị em Lò Thì H, đa số các em bị chính người của cơ sở may ra tận Điện Biên chiêu dụ.

Cụ thể người của cơ sở may là ông T, ông V tiếp xúc với bố mẹ các em, ứng trước cho họ 1 – 3 triệu đồng/trường hợp để giao con em vào TP.HCM, làm việc.

Có trường hợp em Lò Thị L (SN 2000) kể: “Con vào làm được gần 4 tháng, hàng ngày sau giờ làm không được ra ngoài, không được tiếp xúc với ai. Ông chủ có dặn, nếu ai có hỏi thì phải nói là con sinh năm 1995”.

Theo nhiều em kể lại, trong khoảng 2 năm, đã có 3 đứa trẻ bỏ trốn thành công. Trường hợp em Lò Văn H như trên, do không cam chịu khổ cực nên mới đây em đã bàn bạc với 4 em khác định bỏ trốn. Tuy nhiên kế hoạch của Lò Văn H và nhóm bạn chưa kịp thực hiện thì may mắn được giải cứu.

Theo dự kiến 15h chiều 14/11, 21 đứa trẻ sẽ được cơ quan chức năng di chuyển ra Hà Nội và được đưa về quê đoàn tụ với gia đình

Vụ cháy xưởng may ở Nga, điều tra thật kỹ nguyên nhân dẫn đến vụ việc

9/10/2015

 
Picture
Đại diện của VN cho biết sẽ điều tra kỹ nguyên nhân gây ra vụ cháy xưởng may ở Nga và sẽ khỏi tố hình sự vụ án này đối với các bên liên quan nhằm đòi lại công bằng cho các nạn nhân xấu số.




Sau khi chính thức tiến hành bàn giao 14 di hài và thi hài của các công dân Việt Nam thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn xảy ra ngày 11/9/2012 tại Nga cho đại diện các gia đình nạn nhân, trao đổi với phóng viên tại Nhà ga Hàng hóa Nội Bài Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Minh, Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Nga cho biết, phía Đại sứ quán phối hợp với cộng đồng người Việt tại Nga đã thành lập tổ công tác đặt biệt, ban lễ tang để chung tay hỗ trợ gia đình các nạn nhân xấu số đưa thi thể về nước.

Ông Minh cho biết thêm: “Ngay sau khi sự việc xảy ra, Đại sứ quán đã phối hợp với các cơ quan chức năng Liên bang Nga tích cực triển khai nhiều biện pháp xác định nhân thân người bị nạn, thiết thực giúp đỡ, cứu chữa… sơ tán đối với công dân Việt Nam bị thương."

Đánh giá về thảm họa này, ông Minh bày tỏ quan điểm, vụ cháy xưởng may tại Nga là một tai nạn nghiêm trọng. Phía nước bạn Nga cũng đang điều tra kỹ lưỡng nguyên nhân gây ra thảm kịch này đồng thời tiến hành khởi tố hình sự vụ án.


Ngoài ra, ông Minh cũng cho rằng, Đại sứ Quán cũng nhận được sự chỉ đạo kịp thời sát sao của Bộ Ngoại giao Việt Nam trong việc giải quyết hậu quả và đưa thi thể các nạn nhân về nước, sự hỗ trợ tương thân tương ái của cộng đồng người Việt tại Nga.

Thay mặt Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Liên Bang, ông Nguyễn Quang Minh đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân. Ông mong muốn gia đình các nạn nhân vượt qua được nỗi đau trước mắt và nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Đề cập đến quá trình đưa thi thể các nạn nhân về nước, ông Minh tiết lộ: “Khi tiếp nhận vụ việc, phía Đại sứ quán Việt Nam đã thành lập Ban lễ tang do Công sứ kiêm Trưởng Ban công tác cộng đồng Phạm Thị Ngọc Bích làm trưởng ban. Ban lễ tang đã trực tiếp giải quyết các thủ tục pháp lý, tổ chức lễ truy điệu và kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng người Việt tại Nga.”

Theo đó, phía Đại sứ quán và cồng đồng người Việt tại Nga đã hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân số tiền ban đầu là 1.000 USD (20 triệu đồng), ngoài số tiền 2.000 USD đã hỗ trợ hỏa táng và chi phí vận chuyển thi hài về nước. Riêng gia đình vợ chồng nạn nhân Vũ Xuân Thu và Trần Thị Hoản được hỗ trợ 2.500 USD (50 triệu đồng).

“Trước mắt, Ban quyết toán trong Ban lễ tang sẽ cộng trừ tất cả chi phí liên quan, hỗ trợ 100% gia đình các nạn nhân đưa thi thể về nước đồng thời tiến hành thống kê số tiền cụ thể, số tiền dư thừa sẽ tiếp tục đến người thân vụ cháy,” ông Minh khẳng định.

Đến 11 giờ trưa ngày hôm nay (23/9), di hài và thi thể 14 nạn nhân đã được gia đình tiếp nhận và đưa về quê an táng.

Trước đó, ngày 21/9, Đại sứ quán Việt Nam, Ban công tác cộng đồng, Hội người Việt, Hội doanh nghiệp, Hội dệt may Việt Nam tại Nga đã tổ chức lễ truy điệu và cầu siêu cho 14 nạn nhân trước khi đưa thi hài và di hài của họ về nước trên chuyến bay của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines ) vào tối 22/9.

Bàn giao thi hài các nạn nhân vụ cháy tại Nga cho người thân

9/10/2015

 
Picture
Vào sáng ngày 23.09, đại diện của đại sứ quán VN tại Liên Bang Nga và đại diện của cục lãnh sự Bộ ngoại giao đã tiến hành bàn giao 14 di hài và thi hài của công dân VN thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn xảy ra vào ngày 11.09.2012 tại Nga cho đại diện của các gia đình nạn nhân tại sân bay Nội Bài.






Trước đó, ngày 21/9, Đại sứ quán Việt Nam, Ban công tác cộng đồng, Hội người Việt, Hội doanh nghiệp, Hội dệt may Việt Nam tại Nga đã tổ chức lễ truy điệu và cầu siêu cho 14 nạn nhân trước khi đưa thi hài và di hài của họ về nước trên chuyến bay của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines ) vào tối 22/9.

Tại buổi lễ, Đại sứ Phạm Xuân Sơn đã phát biểu chia sẻ sự mất mát vừa qua đối với thân nhân và gia đình các nạn nhân; cảm ơn sự giúp đỡ kịp thời của các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân người Việt Nam tại Nga và các cơ quan hữu trách của chính quyền sở tại dành cho gia đình những người đã mất.

Theo Đại sứ, trong suốt quá trình giải quyết vụ việc, các cơ quan chức năng Liên bang Nga đã tích cực triển khai nhiều biện pháp thiết thực giúp đỡ, cứu chữa… đối với công dân Việt Nam bị nạn và khẳng định sẽ điều tra kỹ lưỡng nguyên nhân gây ra thảm kịch này.

Sập xưởng may ở Bangladesh, đã tìm thấy 325 thi thể

9/10/2015

 
Picture
Theo thông tin từ VOA tiếng việt thì mới đây, giới chức Bangladesh đã khẳng định, con số thương vong trong vụ sập tòa nhà xưởng may tại đây đã lên tới 325 người, và con số này có thể tiếp tục tăng thêm.




Cảnh sát ở Bangladesh đã bắt hai người chủ của xưởng may bị sập hôm thứ Tư, giết chết hơn 300 người.

Hôm nay, các giới chức cho biết chủ tịch Công ty Quần áo New Wave và một viên giám đốc của công ty đã bị bắt. Hiện chưa rõ hai người này có bị khởi tố hay chưa.

Cảnh sát cũng bắt giam hai viên kỹ sư có liên hệ tới việc phê chuẩn thiết kế của tòa nhà.

Trong khi đó, số tử vong đã tăng tới 325 người mặc dù các toán cứu hộ không ngừng làm việc để tìm kiếm người sống sót.



Một số người đã được cứu trong ngày hôm nay và nhân viên cứu hộ đang tìm cách cứu những người còn sống và thu hồi xác những người thiệt mạng. Cho đến nay, hơn 2.400 người đã được cứu, và hơn phân nửa những người đó đã bị thương.

Cảnh sát nói rằng người chủ tòa nhà và các viên quản đốc xưởng may đã làm ngơ những lệnh cảnh báo chính thức để di tản mọi người ra khỏi tòa nhà sau khi nhân viên kiểm tra phát giác những vết nứt trong tòa nhà này hôm thứ ba.

Khi tòa nhà ở ngoại ô Dhaka này bị sập, có hơn 3.000 người ở bên trong. Giới hữu trách không biết con số chính xác của những người còn mất tích

Lừa người sang Liên Bang Nga để làm nô lệ tại trong xưởng may phi pháp

9/10/2015

 
Picture
Báo pháp luật TP.HCM có viết bài với tiêu đề: Bán người sang Nga làm ‘nô lệ’ tại xưởng may phi pháp. Cùng tìm hiểu kỹ về bài viết này để tìm hiểu xem cách thức hoạt động của các đối tượng lừa đảo này như thế nào nhé.




Hàng trăm người bị lừa đi lao động khổ sai hàng năm trời không có tiền lương, bị hành hạ ngược đãi thậm tệ.

Chiều 24/9, đại diện Phòng 6, Cục Cảnh sát hình sự (C45) xác nhận cơ quan này đã khởi tố vụ án hình sự về tội Mua bán người đối với vụ đưa người sang Liên bang Nga, sau đó cưỡng ép, bóc lột sức lao động.

Theo đại diện C45, đây là vụ án phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều lao động. Số lao động nằm rải rác ở các tỉnh, thành, C45 đang mở rộng điều tra.

Vụ án liên quan đến yếu tố ngoài nước nên việc điều tra, trao đổi tài liệu, thư từ giữa các nước cần nhiều thời gian để hoàn thiện hồ sơ vụ án. Đến nay Cơ quan Cảnh sát điều tra đã xác định những lao động này sang làm việc ở các Công ty Vinastar và Garizon Open tại Matxcơva.

Cụ thể, Công ty Vinastar đã tuyển hơn 100 người lao động từ Việt Nam sang, trong đó có 45 người do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 1 (HICC1) và một công ty ở Thái Bình tuyển dụng, có danh sách đăng ký tại Cục Quản lý Lao động ngoài nước.

Theo tố cáo của người lao động, họ đã bị “cò” dụ đưa sang Nga làm việc với mức lương 500-700 USD một tháng. Sang Nga, họ bị tịch thu hộ chiếu, giam trong một xưởng may tường kín, cổng cao. Đồng thời, họ bị ép làm việc 12-18 tiếng mỗi ngày nhưng không có tiền lương, thậm chí còn bị ghi nợ với công ty. Làm việc quần quật đến kiệt sức nhưng ngày họ chỉ được ăn hai bữa. Nhiều người bị bệnh nặng không được điều trị, muốn về nước phải nộp cho công ty hàng nghìn USD. Bất bình với chế độ làm việc hà khắc, đối xử thậm tệ, khoảng 100 lao động đã đình công yêu cầu được đưa về nước.

Cục Quản lý Lao động ngoài nước và đại diện HICC1 cũng đã trực tiếp đến Công ty Vinastar nhưng vụ việc vẫn không giải quyết ổn thỏa. Người lao động vẫn tiếp tục đình công và kêu cứu.

Từ thông tin báo chí và đơn kêu cứu của người lao động, đầu tháng 8 vừa qua, cảnh sát và cơ quan di trú Nga đã kiểm tra phát hiện ra số lao động bị “nhốt” bất hợp pháp trong xưởng may Vinastar và đã phóng thích cho họ. Sau khi được giải cứu, 81 công nhân may được cơ quan chức năng Nga và Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đưa về nước. Ngay sau khi về đến Việt Nam, các lao động đã đến Cục C45 để tố cáo.

Bước đầu cơ quan công an xác định được 3 người trú tại Việt Nam có hành vi đứng ra tuyển dụng và tổ chức đưa nhiều người lao động sang làm việc tại xưởng may Vinastar. Họ đã dùng bản hợp đồng ký sẵn của Công ty Vinastar để dụ các lao động trong nước sang Nga làm việc, đồng thời yêu cầu họ phải đóng tiền đặt cọc 10-15 triệu đồng một người.

Hiện, ngoài 81 công nhân đã về nước, còn 5 người khác bị Công ty Vinastar giữ ở nơi khác mà ngay cả cảnh sát Nga cũng không phát hiện được. Gia đình 5 công nhân này phải thông qua “cò” đóng tiền 500 USD mỗi người để chuộc họ về. Dự kiến ngày 27/9 các công nhân này sẽ về đến Việt Nam.

Theo Pháp Luật TP.HCM



5 công nhân may chết trong một vụ cháy xưởng may ở Bangladesh

9/10/2015

 
Picture
Theo thông tin từ giới chức của Bangladesh cho biết, một đám cháy tại một xưởng may nhỏ ở thủ đô đã bùng phát và gây tử vong cho ít nhất 5 công nhân làm việc tại đây. Nguyên nhân của vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ.




Giới hữu trách nói rằng ít nhất 5 người khác bị thương trong vụ hỏa hoạn ở Dhaka ngày hôm nay.

Hai tháng trước, một vụ hỏa hoạn tại một xưởng may ở Bangladesh đã giết chết hơn 100 người.

Bangladesh có khoảng 4.000 xưởng may chuyên may quần áo cho các thương hiệu quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước này ước chừng 20 tỉ mỗi năm, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Điều kiện làm việc tại các xưởng may ở Bangladesh có tiếng là tệ hại. Các giới chức cho biết ít nhất 500 người đã thiệt mạng trong các tai nạn và những đám cháy ở xưởng may ở Bangladesh từ năm 2006. Các nhà tranh đấu nói rằng những người làm chủ các công xưởng hiếm khi bị truy tố về những sai phạm trong lãnh vực an toàn lao động.



Có thể kết luận xưởng may thái bình cháy không phải do chập điện

9/10/2015

 
Picture
Theo thông tin từ báo Thanh Niên Online thì chiều ngày 01.03, đại tá Tuyết – Giám đốc C.A tỉnh Thái Bình cho biết, qua điều tra thì có thể kết luận nguyên nhân gây ra vụ cháy xưởng may công ty Bitexco kéo dài hơn 6 giờ thiêu rụi kho hàng không phải là do chập điện gây nên.




Theo đại tá Trần Xuân Tuyết, do vụ cháy quá lớn, ngọn lửa đã thiêu trụi toàn bộ những đầu mối cơ bản nên sau 2 ngày điều tra hiện trường và các chứng cớ liên quan, các các bộ, chuyên viên của Viện Kỹ thuật hình sự, Bộ Công an về TP.Thái Bình điều tra vụ việc vẫn chưa tìm ra nguyên nhân vụ cháy.

Hiện trường vụ cháy đã được dọn dẹp sạch, ảnh chụp chiều 1.3Hiện trường vụ cháy đã được dọn dẹp sạch, ảnh chụp chiều 1.3

Tuy nhiên, theo Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, qua thu thập chứng cứ, cơ quan điều tra đã có thể khẳng định: Có thể loại trừ nguyên nhân cháy do chập điện. Điều này trái ngược với nhận định ban đầu của Công an Thái Bình hôm 27.2 về việc sự cố cháy có thể do chập, nổ điện tại trạm điện nằm trong công ty Nam Long.

Đến nay, các đơn vị chức năng vẫn chưa thống kê được tổng thiệt hại vụ cháy vì Chủ tịch HĐQT của Công ty Nam Long còn đang ở nước ngoài và giữ toàn bộ hóa đơn, hồ sơ xuất nhập hàng của kho bị cháy của Nam Long.

Như Thanh Niên Online đã đưa tin, vụ cháy được phát hiện từ 20 giờ 45 ngày 26.2; đến 3 giờ ngày 27.2, đám cháy mới được khống chế.

Cũng trong chiều 1.3, có mặt tại TP.Thái Bình, chúng tôi nhận thấy khu vực xảy ra cháy đã được dọn dẹp sạch sẽ. Tàn tích còn lại chỉ là những thân cây bị sức nóng làm héo rũ, tường của nhà dân bên cạnh bị ám khói đen.

Theo người dân sống tại đây cho biết, hiện nay, Công ty Bitexco Nam Long vẫn cho công nhân nghỉ việc, dừng mọi hoạt động của công ty để đợi lãnh đạo ở nước ngoài về cũng như phục vụ điều tra nguyên nhân vụ cháy.


Tạm giam các đối tượng đánh chết quản đốc phân xưởng may Công ty Ngọc Vũ

9/10/2015

 
Picture
Chỉ vì hành động ngăn cản một số đối tượng đến công ty may gây rối, một quản đốc của phân xưởng may đã bị đánh chết – các đối tượng gây án đã bị cơ quan cảnh sát điều tra TP.Hải Dương tạm giam và lấy lời khai.




Nguồn tin từ cơ quan CSĐT – Công an TP Hải Dương cho biết, đơn vị này đã bắt tạm giam bốn đối tượng liên quan đến vụ án mạng khiến một người tử vong tại Công ty Cổ phần Ngọc Vũ (xã An Châu, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) để điều tra làm rõ.

Bốn đối tượng bị bắt tạm giam gồm: Nguyễn Đình Dũng (SN 1992), Nguyễn Mạnh Tráng (SN 1990) cùng trú tại thôn An Điền, xã Cộng Hòa (huyện Nam Sách, Hải Dương), Phạm Thị Bằng Giang (SN 1995) trú ở thôn Mạn Đê, xã Nam Trung, huyện Nam Sách và Nguyễn Thị Thanh Loan (SN 1995, trú tại thôn An Điền, xã Cộng Hòa.

Nạn nhân là anh Ngô Hồng Phong (SN 1987), trú tại xã Văn Luông (Thanh Sơn, Phú Thọ), quản đốc phân xưởng may của Công ty Ngọc Vũ (xã An Châu, TP Hải Dương).

Cụ thể sự việc, vào lúc 15h16 ngày 22/9, tại cổng Công ty Cổ phần Ngọc Vũ, ở khu Bến Hàn, xã An Châu, TP Hải Dương đã xảy ra vụ án mạng khiến một người tử vong khi đưa đi cấp cứu. Nguyên nhân ban đầu được xác định, do Phạm Thị Bằng Giang có mâu thuẫn với Phạm Thị Nguyệt, trú thôn Trác Châu, An Châu, TP Hải Dương, công nhân may của Công ty Ngọc Vũ.

Nghi ngờ chị Phạm Thị Nguyệt nói xấu mình, nên vào lúc 15h ngày 22/9, Giang đã gọi điện thoại cho Nguyễn Thị Thanh Loan đến chỗ làm việc của chị Nguyệt và yêu cầu chị Nguyệt ra nói chuyện nhưng chị Nguyệt không ra gặp, Giang và Loan đến Công ty Ngọc Vũ gây rối để gặp Nguyệt.

Lúc này, anh Ngô Hồng Phong, quản đốc phân xưởng may của công ty này cùng bảo vệ đã ra khuyên ngăn và đuổi hai đối tượng này ra khỏi cổng công ty. Bực tức vì bị Phong đuổi, Giang đã điện cho Nguyễn Đình Dũng ra rửa hận. Cùng với đó, đối tượng Loan cũng điện cho Trần Văn Mạnh kể lại việc mình bị xua đuổi. Khi đi đón Loan, Trần Văn Mạnh đã rủ Nguyễn Mạnh Tráng đi cùng.

Khi Mạnh và Tráng gặp Dũng thì Dũng bảo “Vào đánh thằng kia” rồi chỉ tay về phía anh Phong, khi đó đứng cách cổng công ty không xa. Thấy Phong, đối tượng Nguyễn Mạnh Tráng đã vác một thanh sắt phi 6 mang theo xe rồi vụt vào đầu anh Phong. Nạn nhân bỏ chạy được vài mét thì gục ngã và tử vong khi đi cấp cứu.

Trưởng công an xã An Châu, ông Trần Văn Thư cho biết, khi nhận được tin báo là lúc hơn 15h chiều ngày 22/9, lực lượng công an xã An Châu đã xuống hiện trường thì nạn nhân đã được đưa đi cấp cứu, hiện trường chỉ còn vũng máu cách cổng công ty khoảng 3 mét. Sau đó, công an xã nhận được tin anh Phong đã chết trên đường đi cấp cứu nên ngay sau đó đã báo cáo lên công an TP Hải Dương để điều tra làm rõ vụ án mạng.




Ngay sau khi nhận được tin báo từ công an xã An Châu, Đội CSĐT tội phạm về TTXH - Công an TP Hải Dương đã có mặt, lấy lời khai của các nhân chứng liên quan đến vụ việc, xác định Giang là đối tượng liên quan đến vụ án trên và tổ chức truy tìm đối tượng Giang. Đến 21h30, Giang đã được triệu tập về trụ sở công an.

Tại cơ quan điều tra, lúc đầu Giang không chịu khai nhận, bằng các biện pháp nghiệp vụ đấu trí với đối tượng, Giang đã phải cúi đầu nhận tội, từ lời khai của Giang, đến sáng ngày 23/9 các đối tượng khác cũng đã bị triệu tập và đã nhận tội.

Theo các nhân chứng và người dân địa phương, Giang là đối tượng lông bông, chơi bời lêu lổng.

Hiện cơ quan CSĐT - Công an TP Hải Dương đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ án mạng trên.

Tài sản của chủ xưởng may bị sập ở Bangladesh bị tịch thu

8/10/2015

 
Picture
Sau vụ cháy xưởng may xảy ra tại Bangladesh thì mới đây, chính phủ Bangladesh đã ra quyết định tịch thu các tài sản thuộc về người chủ tòa nhà sập khiến cho hơn 1 ngàn công nhân may mặc thiệt mạng vào năm ngoái. Thông tin được một người làm trong chính phủ của nước này cho biết vào hôm qua




Người chủ tòa nhà là ông Sohel Rana. Ông này là một trong 40 người bị cảnh sát cho biết sẽ bị buộc tội trong tuần này. Ông này sẽ phải đối mặt với tội giết người.

Giới chức Bangladesh cho biết chính phủ đã tịch thu các tài sản bao gồm khu đất Rana Plaza và một tòa tháp nhiều tầng  Wor Savar, cùng một khu đất lớn trong quận Dhamrai. Trước đó tòa án đã ra lệnh tịch thu tài sản của ông Rana như một phần của cuộc điều tra.

Những người sống sót sau thảm họa sập nhà cho biết ông Rana đã ra lệnh cho công nhân phải làm việc theo ca bất chấp những phản ánh cho biết về những vết nứt trong tòa nhà một ngày trước khi nhà sập. Ông này đã bị bắt ở khu vực biên giới phía tây giáp với Ấn độ khi tìm cách trốn thoát, nhiều ngày sau tai họa.


Một xưởng may trái phép nữa tại Nga bóc lột công nhân

8/10/2015

 
Picture
Trong những ngày qua thì ít nhiều mọi người cũng đã nghe nói về vụ 69 người công nhân may VN bị nhốt và làm việc trong điều kiện vô cùng tồi tệ tại xưởng may mặc trái phép ở vùng ngoại ô Matxcova của Nga vừa được chính phủ Nga giải cứu và chưa biết rõ số phận sau cùng ra sao thì hiện giờ, tình trạng bóc lột công nhân may VN cũng khủng khiếp không kém đang diễn ra ở công ty Victoria cũng thuộc khu vực này.




Người Việt hành hạ người Việt

Từ lâu nay, công luận vẫn tưởng người lao động VN ở nước ngoài bị giới chủ nhân không cùng chung dòng máu Việt – như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia trong khu vực hay chủ nhân xa tận bên Trung Đông – đàn áp, bóc lột, nhưng qua vụ 69 công nhân VN lâm nạn tại xưởng may Vinastar, và thêm vụ công ty may mặc Victoria ở ngoại thành Mascơva hiện cũng đang trong cảnh vô cảm tương tự, thì người ta mới vỡ lẽ ra rằng chính giới “chủ nhân đồng bào” của mình mới tàn tệ hơn cả người nước ngoài.


Tại công ty Victoria do ông Nguyễn Văn Lập quản lý, tình trạng bóc lột, kiểm soát chặt chẽ và tước đoạt quyền lợi của khoảng 150 công nhân một cách vô nhân trong điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt đang tiếp diễn ngày càng đáng ngại, như anh Lương Văn Đinh tại Ninh Bình, chồng chị Bùi Thị Mịa đang lâm nạn ở xưởng may Victoria, kể lại:

Họ giam giữ và canh chừng nghiêm ngặt trong công ty thôi, không cho ra ngoài – đêm cũng như ngày. Không biết mặt trời. Giam giữ trong xuởng như vậy thì hầu như tất cả công nhân trong ấy đều như thế.

Trong tình cảnh đó, công nhân Bụi Thị Mịa ra sao ? Chúng ta hãy nghe người chồng Lương Văn Đinh mô tả:

Vợ tôi rất muốn về, khóc suốt ngày suốt đêm, không ăn ngủ gì được. Hồi còn bên nhà thì 46-47 kí mà khi sang bên ấy hiện chỉ còn 35 kí. Họ không cho về. Họ đổ hết tội cho môi giới là Trung tâm Tư vấn Xuất khẩu Lao động ở Hà Nội. Họ phủi tay, họ ký hợp đồng theo đường du lịch trong 3 tháng và kiếm lời ăn thôi. Bây giờ tôi gặp người môi giới thì họ đổ cho người này người nọ nên tôi không biết nhờ vào ai.

Và, vẫn theo anh chồng đau khổ ấy, thì anh đang “uất ức về tình cảnh này lắm rồi. Nó không khác cảnh nô lệ”. Anh Lương Văn Đinh giải thích:

Công nhân ăn uống thì toàn là đồ hôi thối thôi. Thứ hai là vợ tôi hợp đồng làm từ 8 tới 10 tiếng thôi, mà sang bên đấy bây giờ phải làm từ 16 tới 18 tiếng. Họ bóc lột sức lao động của vợ tôi quá. Về tiền lương thì hợp đồng ở nhà là 10 triệu đồng/1 tháng cho lương khởi điểm. Nhưng sang bên đấy họ trừ mỗi tháng là 300 đô la. Bây giờ vợ tôi làm ở đó 16 tháng rồi mà vẫn chưa trả hết nợ. Vợ tôi mới sang bên đó thời gian đầu được 1-2 tháng thì được gọi điện thoại về nhà, hỏi thăm sức khoẻ đầy đủ, nhưng 1 năm sau thì bị cắt luôn liên lạc. Hiện tại bây giờ vợ tôi không được gì, mất cả thời gian dài lao động, mất sức khoẻ. Bây giờ đã là 15-16 tháng rồi, tôi chỉ muốn đòi lại sự công bằng cho vợ tôi thôi.

Trường hợp chị Thuỷ, một nạn nhân khác của xưởng Victoria, cũng bi đát không kém, khiến chị mong sớm được rời khỏi chốn bị cai quản bởi giới mà nhiều người Việt bên ấy gọi là “bọn đầu gấu”, mà chồng chị - anh Cường tại Hưng Yên - than thở:

Nói chung, gia đình vợ tôi muốn cô ấy về mà vợ tôi thì cũng muốn về. Nhưng thực ra với khả năng của tôi hiện giờ thì không thể giúp vợ về nỗi, vì mình biết cách nào đây, không đủ khả năng, năng lực để cho cô ấy về. Chủ công ty Victoria người ta cũng không muốn cho về, còn mình thì lệ thuộc. Trước khi đi thì bọn môi giới nói là làm từ 10 tới 12 tiếng, nhưng thực tế vợ tôi phải làm 16-17 tiếng. Về ăn uống thì thực ra tôi cũng chẳng biết gì, nhưng làm việc quá nhiều giờ như thế thì sẽ ngã bệnh. Chỗ đó có bảo vệ chặt chẽ, mình làm chỉ trong toà nhà đó thôi chứ không được đi đâu. Chỗ đó cũng có người trốn rồi, vì không chịu nỗi sức làm nhiều như thế, sinh hoạt như thế nên trốn. Nhưng họ bị bắt lại và bị đánh đập.

Thảm cảnh ở Victoria thì đa dạng, không phải chỉ liên quan đến những công nhân hiện chưa thoát cảnh đó, mà nó còn di hại tới những nạn nhân đã trở lại VN, như anh Lương Văn Đinh cho biết:

Có 2 vợ chồng từ Phú Thọ sang bên công ty Victoria được một năm thì chồng vì làm bên đó nặng nhọc, ăn uống không thích hợp nên trở về, sinh bệnh, và nửa tháng sau thì chết. Còn bà vợ thì vừa về VN khoảng 1 tuần nay thôi.

Cũng từ Miền Bắc, ông Lương Văn Tú cùng những người thân là Nguyễn Văn Kế, Nguyễn Văn Cường và Đỗ Văn Tĩnh nhờ môi giới đưa con em của họ gồm tổng cộng 4 người, sang làm ở xưởng Victoria. Và tất cả đều lâm nạn, như ông Tú kể lại:

Tôi có một người con cùng 2 người cháu và một người em đi làm bên công ty Victoria 2 năm nay rồi. Mới đầu theo người quen qua bên đó làm, thì người ta bảo là lương từ 1.000 đến 1.500 đô la/ 1 tháng, 12 tiếng/1 ngày. Nhưng khi sang bên đó thì các cháu phải làm 18 tiếng/1 ngày mà cơm nước không được ăn và thỉnh thoảng bị thu điện thoại để không được liên lạc với gia đình. Và mấy lần, ông chủ Victoria là Nguyễn Văn Lập cho bảo vệ định đánh các cháu. Họ đối xử rất tệ bạc. Lúc các cháu bị lừa đi thì mới 16-17 tuổi thôi.

Sứ quán VN làm ngơ?

Câu hỏi cần được nêu lên là những thân nhân ở VN, và cả quan chức hữu trách, cứu giúp những nạn nhân này ra sao ? Anh Lương Văn Định cho biết:

Tôi có gởi đơn xin cầu cứu và đơn xin giúp đỡ người lao động về nước tới Sứ quán Nga tại VN và Sứ quán VN tại Nga. Đơn gởi hơn 1 tháng rồi. Nhưng tôi nghĩ bấp bênh lắm, không có hy vọng gì đâu.

Còn trường hợp của ông Trương Văn Tú vẫn chưa có gì sáng sủa:

Chúng tôi có làm đơn gởi Bộ Ngoại giao rồi, gởi các nơi chức năng ở trong VN rồi, nhưng tới bây giờ người thân chúng tôi cũng vẫn chưa được giải cứu. Đại sứ quán VN chưa thấy can thiệp gì, chưa thấy hồi âm gì cả. Đơn gởi được 2 tháng nay rồi. Hôm qua, cháu bên đấy có điện về cho biết công an bên Nga có vào công ty Victoria làm việc. Nhưng các cháu vẫn còn ở trong xưởng ấy, chưa được giải cứu.

Chúng tôi được biết hôm thứ Hai tuần này, đã có một số cảnh sát đến khám xét xưởng Victoria nhưng họ không đề cập gì tới việc giải cứu nạn nhân. Họ chỉ phạt chủ nhân Victoria là người Nga gốc Việt vừa nói một số tiền mà thôi. Trong tình cảnh như vậy, ông Trương Văn Tú mong mõi được công luận cùng những tổ chức quốc tế quan tâm để giúp người thân của ông sớm đoàn tụ với gia đình:

Tôi muốn trình bày với công luận thế giới là nhờ tất cả các tổ chức, công luận thế giới làm sao giúp giải cứu cho các cháu về VN được an toàn, đoàn tụ với gia đình, và họ phải trả lại những chế độ hợp đồng của cháu. Nếu không được thì ít nhiều cũng phải cho các cháu vé máy bay để về nước.

Theo TS Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc tổ chức Boat People SOS trụ sở tại Virginia,Hoa Kỳ, mà một trong những hoạt động của ông là cứu giúp những người lao động VN ở nước ngoài lâm nạn, thì trong tình cảnh của công nhân ở công ty Victoria, đó thực sự là cảnh nô lệ - nô lệ thời đại mới, bởi vì họ bị bắt làm việc quần quật suốt ngày, 7 ngày một tuần, từ sáng tới tối, không hề được trả lương, không hề được rời khỏi công ty. Tất cả giấy tờ tuỳ thân của họ đều bị tịch thu. Ai mà cố chạy thoát, khi bị bắt thì bị đánh đập tàn nhẫn, bị tra tấn và rồi bắt quay trở lại lao động quần quật. Không thể biết ngày giờ nào họ sẽ được trả tự do. Trong khi đó, thân nhân họ trong nước không hề biết tin tức rằng họ thực ra đã thành người nô lệ. TS Nguyễn Đình Thắng cho biết:

Chúng tôi ước lượng vài trăm công ty may mặc và công ty xây dựng như vậy ở bên Nga. Họ là những cơ sở của những người Việt sống lâu năm ở Nga và có đường dây Mafia để bắt người, giam người, đánh đập người, hăm doạ nạn nhân. Đường dây này thông về tới VN. Ở VN ,thì những nạn nhân nào chạy về được cũng rất sợ hãi, phải trốn tránh. Và hàng loạt những nạn nhân được đưa từ VN sang Nga trong thời gian qua và vẫn con tiếp tục thì chắc chắn là nhà cầm quyền VN biết nhưng vẫn làm ngơ. Có khi còn có sự toa rập trong đó.

Theo TS Nguyễn Đình Thắng thì việc giải cứu cho các nạn nhân của Victoria, và cả nạn nhân Vinastar mới đây, thuộc trong kế hoạch của Liên minh CAMSA Bài Trừ Nô Lệ Mới nói chung và tổ chức Boat people SOS nói riêng, thông qua Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ:

Từ đầu năm nay, chúng tôi có làm việc với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trên một số trường hợp công nhân VN bị bức bách bên Nga, trong đó có hồ sơ Victoria; và cách đây vài hôm thì có hồ sơ Vinastar. Qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, chúng tôi cũng đã chuyển tài liệu thẳng về chính quyền Nga để can thiệp, giải cứu, bảo vệ cho nạn nhân. Nhưng chính quyền Nga thì rất chậm mà những kẻ buôn người thì rất nhanh. Do đó, ngay trong vụ Vinastar được giải cứu cách đây vài hôm, trước khi cảnh sát liên bang đến để giải cứu, thì công ty này đã đưa một số nạn nhân đi chỗ khác và hiện không biết họ ở đâu. Riêng trường hợp Victoria thì đến nay, các nạn nhân vẫn chưa được giải cứu.

Được biết những tổ chức vừa nói hiện tiếp tục làm việc để thúc giục Nga hành động một cách dứt khoát hơn, nhất là khi giải cứu nạn nhân rồi, thì Mascơva phải bắt đầu truy tố những thủ phạm. Vì nếu không, thì những kẻ buôn người lại giăng bẩy để các nạn nhân khác từ VN kéo đến thay thế cho những nạn nhân đã được giải cứu và hồi hương.

Khiếp sợ với cách xây dựng các xưởng may ở Bangladesh

8/10/2015

 
Picture
Từ vụ sập tòa nhà cao tầng khiến cho hơn 1 ngàn công nhân may thiệt mạng đến nay. Qua tìm hiểu thì mới biết, hầu hết xưởng may ở Bangladesh đều được xây dựng mà không có kỹ xư tư vấn, giám sát, thậm chí chúng còn nằm trong khu nhà thương mại, khu dân cư mà không được thiết kế để chịu tải nặng. Nhiều tòa nhà xây vượt vài tầng, trong khi hệ thống cột chống quá yếu…





Đó là kết quả khảo sát thực trạng các xưởng may của một trường đại học Bangladesh được AP đưa tin ngày 13/6.

10% buộc phải đóng cửa

Bộ trưởng Dệt may Bangladesh nói rằng, đợt thanh tra gần đây của chính phủ cho thấy 300 khu nhà xưởng ở nước này không an toàn. Trong khi đó, một cuộc kiểm tra khác phát hiện ra rằng, trong số 200 nhà xưởng nguy hiểm, 10% nguy hiểm đến mức buộc phải đóng cửa.

Ngành dệt may trị giá 20 tỷ USD của Bangladesh đang phải nỗ lực lấy lại lòng tin của các nhà bán lẻ và người tiêu dùng phương Tây sau vụ hỏa hoạn hồi tháng 11 năm ngoái ở xưởng may của hãng thời trang Tazreen khiến 112 người thiệt mạng và vụ sập tòa nhà Rana Plaza hồi tháng 4 cướp đi sinh mạng của 1.129 người, trở thành thảm họa tồi tệ nhất trong ngành này.

Rana Plaza là “hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người” rằng cần bảo đảm các tòa nhà có cấu trúc đủ vững, ông Shahidullah Azim, Phó Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và Xuất khẩu Dệt may Bangladesh, nói.

Trước vụ Rana Plaza, năm 2005, xưởng may áo len Spetrum đổ sập xuống đầu công nhân, khiến 64 người thiệt mạng. Sau vụ sập tòa Rana, chính phủ và các hãng may mặc đề nghị Đại học Công nghệ và Kỹ thuật Bangladesh đánh giá chất lượng các tòa nhà.

Kết quả ban đầu cho thấy, trong số khoảng 200 tòa nhà, rất nhiều xưởng dệt may không bảo đảm an toàn. Nhiều nhà xưởng nguy hiểm đến mức cần đóng cửa ngay lập tức, còn nhiều tòa nhà khác cần niêm phong các tầng trên cùng vì bị xây dựng trái phép và di dời ngay những máy móc nặng trong đó.

Độ rung lắc của máy móc là một trong các nguyên nhân gây ra vụ sập tòa nhà Rana. Hầu hết tòa nhà được kiểm tra đều không được kiểm nghiệm cấu trúc vào thời gian xây dựng, và rất hiếm công trình có kỹ sư giám sát.

Thay đổi hoặc chết

Cách không xa địa điểm của tòa nhà Rana Plaza ở vùng ngoại ô Savar của thủ đô Dhaka, một nhà xưởng đang phải đập 2 tầng trái phép theo lệnh của chính phủ.

Các quan chức chính phủ và ngành dệt may nói rằng, họ đang nghiêm túc xem xét kết quả khảo sát và yêu cầu đóng cửa dần dần các nhà xưởng không an toàn. “Chúng tôi đang rất quan tâm vấn đề này, vì biết rằng không thể để một hoặc hai tòa nhà phá hoại cả ngành công nghiệp”, ông Azim nói.

Hiệp hội Sản xuất và Xuất khẩu Dệt may Bangladesh tự lập ra đội kỹ sư và đã kiểm tra được 200 nhà xưởng trong vài tuần qua. Họ phát hiện nhiều vi phạm đáng lo ngại nên đã đóng cửa 20 xưởng trong số đó. Một số xưởng may sẽ được chuyển đến tòa nhà khác, một số khác được gia cố hoặc được hoạt động tiếp nếu di dời hết máy móc cỡ lớn khỏi các tầng cao.

Hiệp hội cũng đề ra quy tắc buộc các nhà xưởng phải nộp sơ đồ cầu trúc và báo cáo kiểm tra thực địa nếu không muốn mất tư cách thành viên của Hiệp hội và bị tước giấy phép xuất khẩu.

Sau thảm họa Rana Plaza, Bangladesh đang chịu áp lực lớn từ các nhà bán lẻ phương Tây. Họ yêu cầu ngành dệt may cải thiện tình trạng an toàn lao động.

Nhà bán lẻ Thụy Điển H&M, PVH, công ty mẹ của Calvin Klein, và Inditex, chủ sở hữu thương hiệu Zaza, cùng nhiều công ty khác đã ký thỏa thuận trợ giúp tài chính để cải thiện tình trạng an toàn lao động trong các nhà xưởng ở Bangladesh. Tuy nhiên, trong số này không có tên Wal-Mart và Gap.

Các chuyên gia cho biết, hàng loạt thảm họa gần đây là hậu quả của quá trình bùng nổ ngành công nghiệp dệt may từ nhỏ lẻ lên quy mô sử dụng tới 4 triệu lao động. Từ những năm 1980, tại những nhà xưởng nhỏ nằm trong khu dân cư, thợ may làm việc ở tầng dưới trong khi chủ lao động sống ở tầng trên. Khi ngành công nghiệp này lớn mạnh, chủ lao động chuyển ra ngoài ở rồi phát triển xưởng may thành cả tòa nhà.

Sau vụ sập tòa nhà xưởng may, Bangladesh bị chính phủ Mỹ cắt ưu đãi

8/10/2015

 
Picture
Từ vụ việc sập tòa nhà xưởng may tại Bangladesh khiến cho chính phủ Mỹ cắt các ưu đĩa thương mại dành cho nước này. Hôm 28.06 vừa qua, chính quyền Bangladesh đã lên tiếng chỉ trích dữ dội về hành động này của Mỹ.




 “Không gì có thể gây sốc hơn quyết định đình chỉ chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) trong thời điểm chính quyền Bangladesh vừa đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm cải thiện quyền công nhân và an toàn lao động tại các nhà máy” - AFP dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Bangladesh.

“Dù hoàn toàn tôn trọng quyết định của đối tác thương mại, Bangladesh vẫn muốn bày tỏ sự lo ngại rằng hành vi cứng rắn này có thể tạo ra những rào cản mới đối với quan hệ thương mại song phương đang phát triển giữa Mỹ và Bangladesh” - Bộ Ngoại giao Bangladesh nhấn mạnh.

Hôm qua, Chính phủ Mỹ tuyên bố cắt các ưu đãi thuế theo GSP dành cho Bangladesh để phản đối tình trạng an toàn lao động kém tại quốc gia này sau vụ tòa nhà xưởng may Rana Plaza ở Dhaka sụp đổ hồi tháng 4, làm hơn 1.100 người thiệt mạng.

Quyết định của Chính phủ Mỹ nghĩa là hàng loạt mặt hàng của Bangladesh xuất khẩu sang Mỹ sẽ phải chịu mức thuế cao. Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng chính quyền Bangladesh chưa hành động để đảm bảo quyền lợi cho công nhân nước này.

Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman cũng khẳng định các vụ sập nhà gần đây ở Bangladesh cho thấy những thiếu hụt nghiêm trọng về quyền công nhân và an toàn lao động ở quốc gia Nam Á.



“Trong những năm gần đây, Chính phủ Mỹ đã hợp tác chặt chẽ với chính quyền Bangladesh để khuyến khích nước này cải tổ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn lao động cơ bản - ông Froman cho biết - Nhưng phía Mỹ vẫn chưa thấy những tiến bộ đang kể trong các chương trình cải tổ này”.

Vụ sập tòa nhà xưởng may Rana Plaza là thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử ngành công nghiệp may mặc toàn cầu. Tổng cộng 1.129 người đã thiệt mạng, hàng nghìn người khác bị thương.

Ngành công nghiệp may mặc Bangladesh có quy mô 20 tỉ USD, bao gồm 4.500 xưởng may, tuyển dụng hơn 3 triệu cộng nhân với 80% là phụ nữ.

Hỏa hoạn tại một xưởng may của người Trung Quốc tại Ý khiến 4 người thiệt mạng

8/10/2015

 
Picture
Theo tin từ báo thanh niện online thì vào ngày 01.12.2014, một xưởng may mặc của người Trung Quốc ở miền trung của nước Ý đã xảy ra hỏa hoạn khiến 4 người chết và 2 người khác bị thương nặng. Nguyên nhân dẫn đến vụ cháy đang được cơ quan chức năng làm rõ.




Cháy xưởng may của người Trung Quốc tại Ý, 4 người chết - ảnh 1 Bảng tên đường tại thành phố Prato được in song ngữ, tiếng địa phương và tiếng Trung Quốc, vì số người nhập cư Trung Quốc đông đảo tại đây




Lính cứu hỏa đã được điều động đến hiện trường sau khi một người đi đường phát hiện thấy khói bốc lên trong thành phố Prato, miền trung nước Ý, theo AFP.

“Chúng tôi thấy một cột khói bốc lên và chúng tôi đã chạy đến đó. Có hai người Trung Quốc, gồm một người đàn ông và một phụ nữ, bị nám đen từ đầu đến chân. Họ la hét, trong khi lửa bốc ra từ nhà kho”, sĩ quan cảnh sát Leonardo Tucia thuật lại với tờ Corriere Fiorentino (Ý).

Lính cứu hỏa xác nhận đã có bốn người thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn.

Quốc tịch của những nạn nhân xấu số chưa được công bố, nhưng nhiều khả năng là người Trung Quốc vì có 14 công nhân Trung Quốc được cho là đang cư ngụ tại xưởng may.

Nguyên nhân gây ra vụ cháy vẫn chưa được làm rõ. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy ngọn lửa đã khiến một phần khu nhà ở của công nhân đổ sập. Có hai người bị bỏng nặng.

Được biết, trong hai thập niên qua, người nhập cư Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp may mặc tại Prato.

Thành phố này hiện có khoảng 17.000 người Trung Quốc, theo số liệu thống kê hồi năm 2010; tuy nhiên, các nguồn tin địa phương tiết lộ với AFP rằng con số thật phải vào khoảng 50.000 người.


Phiên tòa sơ thẩm về vụ án cháy xưởng may khiến 13 người chết ở An Lão, Hải Phòng

8/10/2015

 
Picture
Theo thông tin từ báo VTC News thì vào sáng ngày 30.07, tòa án nhân dân của TP.Hải Phòng đã mở phiên tòa sơ thẩm để xét xử vụ án cháy xưởng may khiến 13 người chết tại chỗ, 25 người khác bị thương xảy ra vào hồi 29.07.2011




Theo Cáo trạng của Viện KSND TP Hải Phòng, khoảng đầu tháng 5/2011, Bùi Thị Hiền, SN 1987, ở thôn Đại Hoàng 2, xã Tân Dân (An Lão, Hải Phòng) cùng chồng là Nhiếp Thiếu Phong, SN 1970, đăng ký nhân khẩu ở Tứ Xuyên, Trung Quốc (không có đăng ký kết hôn) đến nhà Bùi Thị Sự, SN 1967, ở cùng thôn đặt vấn đề thuê nhà xưởng trên đất của Sự để sản xuất, may gia công mũ giầy vải.

Do Sự có mảnh đất ở mặt đường liên xã với diện tích 150m2, nên vợ chồng Hiền yêu cầu Sự xây nhà xưởng trên toàn bộ diện tích này để thuê với giá 4,5 triệu đồng/tháng, hai bên đồng ý thoả thuận và tự ký kết hợp đồng. Việc xây dựng nhà xưởng do Sự chịu trách nhiệm và xây dựng theo yêu cầu của vợ chồng Hiền.

Bùi Thị Sự đã thuê Lê Văn Bẩy, SN 1985, là thợ hàn người cùng thôn, tiến hành thi công. Việc xây dựng xưởng sắp hoàn thành thì đến ngày 10/7/2011 (tức ngày 10/6/2011 Âm lịch), vợ chồng Hiền cho chuyển toàn bộ máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu về xưởng. Hai ngày sau bắt đầu đưa công nhân đến làm việc.

Quá trình đi vào sản xuất, do xưởng chưa có cột thu lôi nên Hiền đã yêu cầu Sự hoàn thiện. Sự đã đi mua 4 bầu sứ và 4 cột thu lôi về để ở nhà mình. Chiều ngày 28/7/2011, Sự bảo Bẩy đến nhà mình lấy cột thu lôi để hàn cho xưởng.

Khoảng 15h30 ngày 29/7/2011, Lê Văn Bẩy cùng với Nguyễn Văn Linh mang theo máy hàn, dây điện, cột thu lôi đến xưởng để hàn cột thu lôi theo yêu cầu của Sự.

Khi đến xưởng, Bẩy và Linh có gặp vợ chồng Hiền, Bẩy có nói với Hiền đến hàn cột thu lôi cho xưởng (trong xưởng lúc này có 45 công nhân đang làm việc). Sau đó Bẩy cùng Linh chuyển đồ nghề lên mái xưởng. Bẩy đi vào trong xưởng đấu điện vào máy hàn rồi cùng Linh hàn cột thu lôi đầu tiên ở trên nóc xưởng tính từ ngoài cửa vào.

Khi hàn thì các tia lửa hàn bắn xuống phía dưới xưởng. Thấy vậy, Hiền đã đi ra nói với Bẩy và Linh đừng hàn nữa, nhưng cả 2 vẫn tiếp tục hàn. Khi Hiền ra nói lần thứ 3 thì xưởng đã bốc cháy to.

Thấy cháy xưởng Hiền đã chạy ra ngoài gọi điện cho lực lượng cứu hỏa đến và gọi điện cho chồng là Nhiếp Thiếu Phong ra. Khi Phong ra đến xưởng thấy cháy to, không có khả năng cứu được người và tài sản nên đã cùng với Hiền thuê taxi đi Móng Cái (Quảng Ninh), trên đường đi thì bị bắt giữ.

Hậu quả vụ cháy làm 13 người chết tại chỗ, 25 người bị thương và cháy toàn bộ nhà xưởng, máy móc. Nạn nhân bị tổn hại sức khoẻ nặng nhất là 86,64% sức lao động.

Cũng theo cáo trạng, về dân sự, gia đình các bị hại yêu cầu bồi thường với tổng số tiền là trên 7 tỉ đồng, trong đó, gia đình có người chết là trên 2,4 tỉ và bị thương tích là trên 4,7 tỉ đồng.

Sáng nay, sau phần trình bày cáo trạng  của đại diện Viện KSND là phần xét hỏi các bị cáo. Chiều nay, Toà tiếp tục phần xét hỏi các nhân chứng và người bị hại.

Dự kiến chiều mai (31/7), Hội đồng xét xử sẽ tuyên án.

Giới thiệu:


Sau vụ cháy xưởng may ở Bắc Giang, công nhân được vay tiền mua xe

8/10/2015

 
Picture
Theo thông tin chúng tôi mới cập nhật được. Sau vụ cháy tại xưởng may của công ty may Hà Phong tại Bắc Giang khiến cho hàng trăm xe máy bị thiêu rụi thì mới đây, ban lãnh đạo của công ty sẽ bảo lãnh cho vay 8 triệu đồng để công nhân mua xe máy trả góp.




Sáng 11/4, ông Nguyễn Văn Khanh, Tổng giám đốc Công ty may Hà Phong cho biết, sau hỏa hoạn, nhiều cơ quan, doanh nghiệp đã chia sẻ về tinh thần lẫn vật chất với công ty. Có đơn vị sẵn sàng hỗ trợ công nhân mua xe máy trả góp. Phía bảo hiểm cũng đã làm việc và xác định thiệt hại để có mức bồi hoàn cụ thể.

Trước mắt Công ty Hà Phong sẽ bảo lãnh cho mỗi công nhân vay 8 triệu đồng, phần còn lại người lao động tự thanh toán theo hình thức trả góp. "Và sau khi có kết luận cuối cùng về vụ cháy, công ty sẽ bồi thường thiệt hại toàn bộ tài sản cho công nhân theo đúng quy định", ông Khanh nói.




Theo một số công nhân, ngay ngày làm việc đầu tiên sau vụ cháy (10/4), họ đã được xem bản danh sách xe máy nằm trong diện mua trả góp (từ 16 đến 21 triệu đồng). Tuy nhiên phần lớn chỉ xem để tham khảo chứ chưa ai đăng ký mua vì chưa nắm rõ thủ tục.

Chánh văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang, ông Nguyễn Đức Kha cho biết, tỉnh đang giải phóng mặt bằng để hỗ trợ Công ty Hà Phong xây dựng nhà để xe tách biệt khỏi khu sản xuất nhằm tránh nguy cơ cháy nổ, đồng thời tổ chức vận động quyên góp giúp đỡ công nhân bị cháy xe.

Trao đổi với VnExpress, ông Tống Ngọc Long, Trưởng công an huyện Hiệp Hòa cho hay, hiện chưa có nghi can nào bị bắt vì gây ra hỏa hoạn. Công an huyện đang phối hợp với Viện Khoa học hình sự để làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Trước đó từ 15h chiều 6/4 đến 2h sáng 7/4, hỏa hoạn tại xưởng may đã thiêu rụi nhà xưởng, vải vóc và cả khu nhà xe chứa hơn 2.000 xe máy, xe đạp của công nhân Công ty may Hà Phong.

Bá Đô

<<Previous
Forward>>

    Bảo Hộ Lao Động Thiên Bằng

    ↑ Grab this Headline Animator

    Liên kết​​
    • Bảo hộ lao động
    • Tin tức bảo hộ lao động

    Danh mục

    All
    An Toan Lao Dong
    An Toàn Lao động
    Bang Bao Cap
    Băng Báo Cáp
    Băng Báo Cáp
    Bao Ho Lao Dong
    Binh Chua Chay
    Binh Cuu Hoa
    Bình Cứu Hoả
    Day An Toan
    Dây An Toàn
    Dây An Toàn
    Det May
    Foxconn
    Giay Bao Ho
    Giay Bao Ho Chong Tron Truot
    Giay Bao Ho Lao Dong
    Giay Dep Bao Ho
    Giẻ Lau Công Nghiệp
    Mu Bao Ho
    Mũ Bảo Hộ
    Mũ Bảo Hộ
    Mu Bao Ho Lao Dong
    Mũ Bảo Hộ Lao động
    Mũ Bảo Hộ Lao động
    Mu Bao Ho Phong Sach
    Quan Ao Bao Ho
    Quan Ao Bao Ho Cong Nhan
    Quan Ao Bao Ho Lao Dong
    Quan Ao Bao Ho Phong Thi Ngiem
    Quan Ao Phong Sach
    Trang Phục Cho Dân Phượt
    Vải
    Vai Pangrim
    Xuong May

    RSS Feed

Powered by Create your own unique website with customizable templates.